Thủ tục nhập khẩu bếp từ

Thủ tục nhập khẩu bếp từ

2023-03-14 11:17:07 161

Bếp từ là một thiết bị điện không thể thiếu trong căn bếp của các gia đình hiện nay. Vậy thủ tục nhập khẩu bếp từ như thế nào và có những quy định gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được Simba bật mí nhé!

Thông tin về sản phẩm bếp từ

Cùng với bếp ga, bếp từ đang được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay bởi sự tiện lợi, nấu ăn nhanh chóng,...Và việc nhập khẩu bếp từ về để đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều đơn vị, doanh nghiệp hiện nay.

Trong đó các loại bếp từ được nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn được nhiều khách hàng yêu thích hơn cả bởi chất lượng tốt, nấu ăn nhanh, tiết kiệm điện năng mà giá bán thì không quá cao. Một số thương hiệu bếp từ nổi tiếng được sản xuất tại Trung Quốc có thể kể đến như: Fagor, Bosch, Cata, Teka,...

Chính sách nhập khẩu bếp từ

  • Theo quy định hiện nay, bếp từ  không thuộc trong danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. Chính vì vậy, công ty, đơn vị, doanh nghiệp có thể làm thủ tục nhập khẩu bếp tiwf theo quy định.
  • Bếp từ thuộc quản lý của Bộ công thương nên khi nhập khẩu hàng hóa phải làm thủ tục hợp quy cho sản phẩm.
  • Thủ tục nhập khẩu bếp điện từ về Việt Nam phải đáp ứng được yêu cầu phù hợp với quy định tại QCVN 4:2009.

Quy định về nhập khẩu bếp từ

Căn cứ pháp lý

  • Căn cứ theo quyết định 3810/QĐ- BKHCN  ngày 18/12/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ, mặt hàng bếp điện từ phải kiểm tra chất lượng theo QCVN 9/2012/BKHCN.
  • Thông tư số 07/2018/BKHCN về việc Sửa đổi 1:2018 QCVN 9:2012/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sự tương thích điện từ đối với thiết bị điện, điện tử gia dụng và các mục đích tương tự.
  • Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN sửa đổi và bổ sung một số điều của Thông tư 27/2012/TT-BKHCN về kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

Mã HS Code và biểu thuế nhập khẩu bếp từ

Bếp từ 8516 có mã HS Code là 85166090. Trong đó:

  • Nhóm 8516 - Nhóm các loại dụng cụ điện đun nước nóng tức thời hoặc đun nước nóng có dự trữ và đun nước nóng kiểu nhúng; dụng cụ điện làm nóng không gian và làm nóng đất; dụng cụ nhiệt điện làm tóc (ví dụ, máy sấy tóc, máy uốn tóc, dụng cụ kẹp uốn tóc) và máy sấy làm khô tay; bàn là điện; dụng cụ nhiệt điện gia dụng khác; các loại điện trở đốt nóng bằng điện, trừ loại thuộc nhóm 85.45.
  • Nhóm 851660 - Nhóm các loại lò khác; nồi nấu, bếp đun dạng tấm đun, vòng đun sôi, thiết bị kiểu vỉ nướng và lò nướng.
  • Nhóm 85166090 - Loại khác. 

Mức thuế nhập khẩu bếp từ được quy định cụ thể là:

  • Thuế nhập khẩu thông thường: 30%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 20%
  • Thuế VAT: 10%.
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean - Trung Quốc (ACFTA): 0%

Hồ sơ nhập khẩu

Hồ sơ nhập khẩu bếp từ bao gồm:

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
  • Bill of lading (Vận đơn)
  • Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa)
  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng
  • Giấy chứng nhận hợp quy.

Thủ tục nhập khẩu bếp từ

Đăng ký kiểm tra chất lượng và công bố hợp quy

Hiện nay, doanh nghiệp có thể đăng ký kiểm tra chất lượng ở hệ thống 1 cửa quốc gia. Theo đó bạn mở tờ khai hải quan tại chi cục nào thì sẽ đăng ký tại tỉnh, thành phố đó. Và hàng về tại cảng/ sân bay nào thì sẽ mở tờ khai tại chi cục hải quan quản lý cảng/ sân bay đó.

Làm thủ tục thông quan

Sau khi chuẩn bị và làm thủ tục thông quan bếp từ đầy đủ, doanh nghiệp tiến hành mang bộ hồ sơ xuống chi cục Hải quan để được thông quan hàng hóa. 

Kiểm tra sau thông quan

Vì bếp từ là thiết bị có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như tính mạng của người sử dụng nên trước khi thiết bị được bày bán ra thị trường đòi hỏi phải được kiểm tra cẩn thận. Theo đó đơn vị, doanh nghiệp cần tiến hành lấy mẫu để thử nghiệm QCVN9 (giá trị trong 3 năm) và QCVN4 (theo lô).

Thời gian kiểm tra chất lượng, thử nghiệm thiết bị mất khoảng 7-10 ngày kể từ khi lấy mẫu. Những loại mặt hàng đã làm chứng nhận lần đầu trước đó thì từ lô sau nhập về chỉ cần thử nghiệm QCVN4.

Bình luận: